10 Cách Đặt Tên Sản Phẩm Thành Công
Việc đặt tên sản phẩm không chỉ đơn thuần là một bước trong quy trình Marketing, mà còn là nghệ thuật tạo dựng thương hiệu. Một cái tên hay không chỉ giúp sản phẩm nổi bật trong thị trường cạnh tranh, mà còn phản ánh giá trị, chức năng và sự khác biệt của nó. Trong bài viết này, hãy cùng iMedia khám phá những cách đặt tên sản phẩm hoàn hảo cho doanh nghiệp của bạn nhé!
1. Điều Gì Tạo Nên Một Cái Tên Sản Phẩm Tốt?
Để tạo ra một cái tên sản phẩm thật sự hiệu quả để xây dựng một thương hiệu mạnh mẽ và dễ nhận diện trong tâm trí người tiêu dùng. Tuy nhiên điều gì tạo nên một sản phẩm tốt? Hãy cùng khám phá từng yếu tố để tìm ra bí quyết tạo nên một cái tên sản phẩm thành công.
1.1. Sự Khác Biệt
Xuất phát từ chức năng cơ bản của tên sản phẩm là nhận biết và phân biệt, vì thế cách đặt tên sản phẩm cần sự khác biệt với các sản phẩm khác của đối thủ cạnh tranh. Việc tạo ra tên sản phẩm tạo được sự khác biệt sẽ giúp thương hiệu không bị “lẫn” với bất kỳ sản phẩm nào trên thị trường đồng thời nâng cao mức độ nhận viết và nhận thức về thương hiệu, góp phần tạo sự khác biệt trong quá trình phát triển thương hiệu.
Sự khác biệt không chỉ được xem xét thuần túy với tên sản phẩm hay tên thương hiệu mà còn tính đến cả các thành tố khác như bao bì, kiểu dáng, logo hoặc việc thể hiện các thành tố trên các phương tiện và ấn phẩm khác nhau như tem nhãn, biển hiệu,…
1.2. Có Ý Nghĩa:
Cách đặt tên sản phẩm cần truyền tải được bản chất của thương hiệu, gợi lên hình ảnh câu chuyện rõ ràng và tạo dựng kết nối cảm xúc tích cực. Tương tự như vậy, tên sản phẩm nên tránh những từ thiếu văn hóa hoặc dễ bị hiểu nhầm thành những từ tục hay hiểu sai ý nghĩa của tên thương hiệu.
Ví dụ, cách đặt tên sản phẩm “Chevy Nova” của GM được hiểu là xe “Không chạy được” trong tiếng Tây Ban Nha. Hay sản phẩm “Speed Up -Tăng tốc” của một hãng hàng không tại Việt Nam dễ bị đọc chệch thành “tang tóc”. Đây là ví dụ thực tế thương hiệu đã từng tồn tại và phải đổi tên vì ý nghĩa tên sản phẩm bị hiểu nhầm dẫn đến mang ý nghĩa không đẹp ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp.
1.3. Dễ Phát Âm
Cách đặt tên sản phẩm càng dễ phát âm, dễ nhớ càng tạo được ấn tượng cho khách hàng. Điều này đề cập đến khả năng dễ chuyển ngữ, khả năng phát âm, đồng âm sao cho mọi người có thể dễ dàng giải thích, nói, đánh vần hoặc Google.
Ví dụ, cách đặt tên sản phẩm bảo hiểm “Prudential” thực sự gây khó cho người Việt khi phát âm, vì thế vào thị trường Việt Nam một thời gian, trong hoạt động truyền thông, hãng bảo hiểm này đã dần Việt hóa tên thương hiệu cho rất nhiều sản phẩm dịch vụ bảo hiểm cho gần và dễ đọc hơn với người Việt “Pru” và “Phú” trong các hoạt động truyền thông (Phú An sinh, Phú giáo dục…)
1.4. Dễ Dàng Bảo Vệ:
Tên sản phẩm có thể được đăng ký nhãn hiệu, sở hữu tên miền, và bảo vệ pháp lý trực tuyến. Xuất phát từ yếu tố đầu tiên của tên sản phẩm là sự khác biệt, khi không có hoặc bị hạn chế về khả năng nhận biết và phân biệt, sản phẩm có thể sẽ bị lẫn trong các sản phẩm của thương hiệu khác. Thậm chí gây khó khăn trong việc đăng ký bảo hộ tên sản phẩm và phát sinh tranh chấp đối với thương hiệu.
1.5. Ngắn Gọn
Tên sản phẩm cần ngắn gọn và dễ nhớ thường chỉ gồm 1 âm tiết (đã latinh hóa) và được xem là dài nếu có từ 4 âm tiết trở lên và được xem là hợp lý khi có từ 2-3 âm tiết. Một khi tên sản phẩm càng dài là càng khó đọc và cũng khó ghi nhớ. Điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng truyền thông sản phẩm và không phù hợp với cách đặt tên cho sản phẩm.
1.6. Dễ Dàng Phát Triển
Cách đặt tên sản phẩm cần linh hoạt để phát triển cùng với công ty và dễ dàng mở rộng cho các sản phẩm hoặc thương hiệu khác trong tương lai. Ví dụ, thương hiệu Coca Cola sở hữu danh mục sản phẩm đồ sộ gắn liền với cái tên Coca Cola như Coca-Cola, Coca-Cola Light, Coke Zero, Sprite, Fanta, Minute Maid Nutriboost, Minute Maid Teppy,…
2. Những Cách Đặt Tên Sản Phẩm Không Nên Bỏ Qua
Khi đặt tên sản phẩm, các doanh nghiệp cần lưu ý tới một số nguyên tắc quan trọng để đạt hiệu quả marketing tối ưu. Những nguyên tắc này không chỉ giúp tạo ra cách đặt tên sản phẩm dễ nhớ, mà còn thể hiện được ý nghĩa và liên hệ chặt chẽ với thương hiệu.
2.1. Đặt Tên Sản Phẩm Sao Cho Dễ Nhớ
Hãy tìm kiếm cách đặt tên sản phẩm dễ nhớ để khách hàng có thể nhớ tên sản phẩm của bạn một cách dễ dàng hơn. Điều này sẽ giúp bạn tăng cường hiệu quả và giới thiệu sản phẩm đến lượng lớn khách hàng.
2.2. Ưu Tiên Những Cái Tên Sản Phẩm Có Ý Nghĩa Và Gắn Với Thương Hiệu
Đây là cách đặt tên sản phẩm rất phổ biến và đã được áp dụng đối với nhiều thương hiệu. Các thương hiệu luôn mong muốn đặt tên cho sản phẩm của mình ý nghĩa và ấn tượng. Tuy nhiên, ngày nay khi cố gắng lựa chọn được những tên “đẹp và có ý nghĩa” lại không còn là chuyện đơn giản và nguy cơ trùng lặp thương hiệu rất cao, khả năng bảo hộ cũng sẽ bị hạn chế khi sử dụng những từ ngữ thông dụng.
2.3. Đừng Quá Kỳ Vọng Rằng Tất Cả Mọi Người Đều Thích Cái Tên Đó
Khi đặt sản phẩm tên, bạn không thể chắc chắn rằng tất cả mọi người sẽ thích cái tên đó. Tuy nhiên, bạn có thể tìm kiếm một tên mà nhiều người sẽ thích và nhớ được.
- Tìm kiếm một tên độc lạ: Hãy tìm một tên độc độc để tạo ra sự khác biệt với các sản phẩm của đối thủ. Điều này có thể giúp bạn tạo ra một cái tên độc đáo và dễ nhớ hơn. Ví dụ, Pixar có một cái tên vô cùng chung chung là The Graphic Group. Sau khi đổi tên, khỏi phải nói thương hiệu đã phát triển rực rỡ thế nào và được yêu mến bởi hàng triệu người mê phim hoạt hình trên toàn thế giới.
- Tìm kiếm một tên liên kết với thương hiệu: Hãy tìm kiếm một tên liên kết với thương hiệu của bạn để tạo ra một kết nối mạnh mẽ giữa sản phẩm và thương hiệu. Điều này giúp khách hàng nhớ tên sản phẩm và thương hiệu của bạn một cách dễ dàng hơn.
2.4. Đặt Tên Cho Sản Phẩm Càng Gắn Liền Với Chức Năng, Công Dụng Của Sản Phẩm Càng Tốt
Khi đặt tên sản phẩm mới, bạn nên đặt tên liền kề với chức năng và công dụng của sản phẩm. Điều này sẽ giúp khách hàng nhận thức được chức năng và công dụng của sản phẩm của bạn một cách tốt nhất. Ví dụ hoàn hảo cho tên sản phẩm gắn liền với chức năng, công dụng sản phẩm là Grammarly – cách đặt tên sản phẩm gắn liền với chức năng kiểm tra ngữ pháp.
2.5. Tên Sản Phẩm Cần Sự Khác Biệt Để Phân Biệt Với Các Sản Phẩm Khác
Trong một thị trường cạnh tranh, cách đặt tên sản phẩm cần tạo ra sự khác biệt so với các sản phẩm tương tự. Tên sản phẩm phải đủ độc đáo và nổi bật để khách hàng dễ dàng nhận diện và phân biệt được với các sản phẩm cùng loại. Tránh đặt tên quá chung chung hoặc trùng lắp với tên của đối thủ. Thay vào đó, hãy tìm một cái tên sáng tạo, mang đến cảm giác mới mẻ và khác biệt cho khách hàng. Điều này không chỉ giúp sản phẩm của bạn dễ ghi nhớ, mà còn tạo ấn tượng mạnh mẽ và tạo lợi thế cạnh tranh.
3. Những Tips Giúp Đặt Tên Sản Phẩm Hiệu Quả
Khi bạn đã nắm chắc các cách đặt tên cho sản phẩm, bạn nên tham khảo cách để chọn một cái tên hoàn hảo cho sản phẩm của bạn. Dưới đây là một số chiến lược để giúp bạn lựa chọn một cách dễ dàng hơn.
3.1. Có Khả Năng Mô Tả
Một trong những cách đặt tên sản phẩm hay hiệu quả là tạo một cái tên mô tả chức năng của sản phẩm. eJOY là ví dụ về tên sản phẩm có khả năng mô tả, đây là tiện ích mở rộng miễn phí cho trình duyệt web học tiếng Anh mọi lúc mọi nơi.
3.2. Thêm Tiền Tố Hoặc Hậu Tố Cho Tên Sản Phẩm
Một chiến thuật khá phổ biến trong việc đặt tên cho sản phẩm mới sản phẩm là thêm tiền tố hoặc hậu tố vào sau tên sản phẩm. Những yếu tố phụ này thường bắt nguồn từ tiếng Latinh hoặc là phần mở rộng của các từ Tiếng Anh. Ví dụ, các dòng sản phẩm nổi tiếng được Apple luôn sử dụng cách đặt tên sản phẩm này như iPhone, iPad và iTunes.
Ngoài ra, những Startups nổi tiếng cũng rất thành công khi sử dụng cách này như onSwipe, Spotify, Rotsy, Etsy,…
3.3. Tinh Chỉnh Và Pha Trộn
Nếu như cách đặt tên sản phẩm bằng một từ đơn hoặc một từ ghép không hiệu quả. Hãy thử tinh chỉnh và kết hợp các từ để tạo thương hiệu Pictionary là một sự tinh chỉnh và pha trộn giữa hình ảnh và từ điển (Picture và Dictionary).
3.4. Sử Dụng Tên Viết Tắt Hoặc Số
Sử dụng cách đặt tên sản phẩm bằng từ viết tắt hoặc những con số vào từ gốc để làm tên sản phẩm của bạn trở nên thú vị hơn, tuy nhiên hãy sử dụng những tên viết tắt hay những con số có một mối quan hệ ý nghĩa chặt chẽ với sản phẩm của bạn
Thực tế, nhiều công ty đã đạt được thành công lớn khi tung ra các sản phẩm có cách đặt tên sản phẩm sử dụng số và chữ cái: Samsung Galaxy Z Flip, Samsung Galaxy Z Fold 3, Samsung Galaxy S22 Ultra 5G.
4. iMedia Agency – Dịch vụ Tư vấn chiến lược Marketing tổng thể dẫn đầu thị trường
Nhờ lòng tin và sự yêu quý từ quý đối tác khách hàng, iMedia tự hào là Agency của sự Uy tín – Tận tâm – Chất lượng cung cấp dịch vụ Tư vấn chiến lược Marketing tổng thể. Với hơn 4 năm kinh nghiệm tư vấn giải pháp Marketing tổng thể TỐI ƯU NHẤT cho doanh nghiệp và trực tiếp tư vấn chiến lược thương hiệu cho 200+ doanh nghiệp lớn, tổ chức trong và ngoài nước, chúng tôi hiểu rằng một chiến lược Marketing bài bản và hiệu quả, được đầu tư chất xám từ những nhân sự có nhiều năm kinh nghiệm sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu và tiết kiệm được chi phí và tập trung thực hiện những kế hoạch về doanh thu, gia tăng giá trị thương hiệu trên thị trường.
Việc sáng tạo khi đặt tên cho sản phẩm hay không phải là việc dễ dàng. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn lưu ý cũng như ý tưởng sáng tạo ra những cách đặt tên sản phẩm ấn tượng để từ đó nâng tầm thương hiệu của mình. Ngoài ra, nếu bạn có nhu cầu Tư vấn chiến lược Marketing tổng thể hiệu quả, tối ưu chi phí thì hãy liên hệ với iMedia Agency nhé! Chúng tôi rất hân hạnh được hợp tác với bạn!
IMEDIA AGENCY | Công ty Truyền Thông
Hotline: (+84) 963 61 6283
Văn phòng Hà Nội: Tầng 19, Tòa nhà 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Email: info@imedia.vn
Website: imedia.vn