Quy Trình Đặt Tên Thương Hiệu Chuyên Nghiệp, Chuẩn Quốc Tế

Quy Trình Đặt Tên Thương Hiệu Chuyên Nghiệp, Chuẩn Quốc Tế

Tên thương hiệu là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu, giúp phân tích sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn với các đối thủ trong cùng một lĩnh vực. Tuy nhiên, quy trình đặt tên thương hiệu không phải là một công việc dễ dàng và cần lưu ý một số điều quan trọng để đảm bảo tên thương hiệu hiệu quả bạn sẽ đạt được mục tiêu và bảo vệ pháp lý. Hãy cùng iMedia tìm hiểu quy trình đặt tên thương hiệu để tạo ra một cái tên ấn tượng và phù hợp với sản phẩm và doanh nghiệp của bạn.

1. Tên Thương Hiệu (Brand name) Là Gì? 

Tên thương hiệu là một khái niệm sử dụng để đặt tên cho sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể bởi nhà sản xuất hoặc tổ chức. Tên thương hiệu có thể là một từ, cụm từ hoặc tập hợp của các chữ cái và thương là phát âm được, được chủ sở hữu thương hiệu lựa chọn để đặt tên cho thương hiệu của mình. Ví dụ, VAIO, Vietcombank, RP7…

Tên thương hiệu cũng thường có liên hệ mạnh với tên thương mại (Trade Name) và tên miền Internet (Domain name). Tên thương hiệu là yếu tố quan trọng, rất ít khi thiếu vắng khi đăng ký nhãn hiệu và ít thay đổi theo thời gian.

1.1. Không Phải Là Tên Của Doanh Nghiệp 

Trước hết, chúng ta cần hiểu rõ tên thương hiệu không phải là tên doanh nghiệp. Tên thương hiệu có phạm vi hẹp hơn so với tên doanh nghiệp. Mỗi công ty sẽ chỉ sở hữu một tên doanh nghiệp duy nhất để đăng ký kinh doanh, nhưng có thể phát triển nhiều tên thương hiệu khác nhau cho các sản phẩm của mình.

Ví dụ, Công ty P&G sở hữu nhiều tên thương hiệu cho các sản phẩm thuộc các lĩnh vực khác nhau như Head&Shoulder (Dầu gội đầu), Downy (Nước xả vải, Pampers (Bỉm trẻ em),..

Quy trình đặt tên thương hiệu P&G

Quy trình đặt tên thương hiệu P&G

Tuy nhiên cũng có trường hợp công ty có tên thương hiệu và tên doanh nghiệp trùng nhau như công ty Coca Cola có dòng sản phẩm nước giải khát có ga trùng với tên công ty là Coca Cola.

1.2. Không Hẳn Là Nhãn Hiệu Của Hàng Hóa

Có nhiều nhận định cho rằng tên thương hiệu là nhãn hiệu của hàng hóa do mối quan hệ tương đối chặt chẽ cũng như cùng chỉ về một hàng hóa, dịch vụ. Tuy nhiên, trên thực tế nhận định này không chính xác. 

Khi nhắc tới nhãn hiệu chúng ta nhắc đến thuật ngữ thiên về mặt pháp lý và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận, bảo hộ. Còn tên thương hiệu được đặt trong mối quan hệ với khách hàng, người tiêu dùng và là kết quả phấn đấu lâu dài của doanh nghiệp và được người tiêu dùng công nhận. 

2. Tại Sao Phải Đặt Tên Thương Hiệu? 

2.1. Khác Biệt Với Đối Thủ Cạnh Tranh 

Một doanh nghiệp cũng giống như một đứa con tinh thần và cần một cái tên đủ riêng để khách hàng có thể nhận biết và phân biệt giữa sản phẩm của doanh nghiệp này với các sản phẩm cùng loại của các doanh nghiệp khác. Một thương hiệu được thiết lập, nhưng thiếu tên thương hiệu đủ riêng sẽ không được công nhận dưới góc độ pháp lý và có thể dẫn đến sự thất bại trong chiến lược của doanh nghiệp. Chính vì thế, đặt một cái tên không “đụng hàng’ là yếu tố tiên quyết để thương hiệu phát triển lâu dài.

Ví dụ, người tiêu dùng có thể hình dung nhanh về những sản phẩm mang thương hiệu Vinamilk từ chính tên gọi của thương hiệu này, hoặc không khó để nhận ra sản phẩm mang thương hiệu TH True Milk. 

Quy trình đặt tên thương hiệu Vinamilk

Quy trình đặt tên thương hiệu Vinamilk

2.2. Gia Tăng Sức Cạnh Tranh Của Doanh Nghiệp 

Trong bất kỳ lĩnh vực nào yếu tố cạnh tranh luôn là vấn đề hết sức quan trọng và sự khác việt là yếu tố sống còn quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Khi sản phẩm dịch vụ càng phong phú, đa dạng thì sự khác biệt càng trở nên quan trọng. Mọi dấu hiệu gây khó khăn khi phân biệt sẽ làm giảm uy tín và cản trở sự phát triển của một thương hiệu. Người tiêu dùng và cả doanh nghiệp có thể sẽ phải đối mặt với những tình huống không mong đợi hoặc khó chịu, thậm chí tranh chấp khi tên thương hiệu không có khả năng phân biệt và nhận biết. 

Ví dụ, Apple đã gia tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong ngành công nghệ thông qua nhiều yếu tố quan trọng. Với tên gọi dễ nhớ và biểu tượng quả táo cắn dở, Apple tạo ấn tượng mạnh mẽ cho người tiêu dùng. Hãng luôn đứng đầu trong đổi mới, mỗi sản phẩm như iPhone hay iPad đều mang tính năng đột phá, góp phần tạo sự khác biệt so với đối thủ. Nhờ quy trình đặt tên thương hiệu Apple kỹ lưỡng đã giúp thương hiệu xuất hiện như một tên tuổi dẫn đầu, đặt ra thách thức lớn cho các thương hiệu khác trong ngành. 

2.3. Tạo Ra Động Cơ Tích Cực Tới Khách Hàng 

Sự cảm nhận của khách hàng không phải tự nhiên mà có, nó được hình thành do tổng hợp các yếu tố như màu sắc, tên gọi, biểu tượng, biểu trưng, nhạc hiệu hay các giá trị nổi trội của sản phẩm,.. Thực tế khi nhắc đến thương hiệu khách hàng nhớ ngay tới tên thương hiệu như là đại diện cho thương hiệu, là điểm tiếp xúc đầu tiên và trực tiếp với khách hàng vì thế tên thương hiệu được đặt cần ấn tượng và ý nghĩa tạo ra động cơ tích cực tới khách hàng. 

Ví dụ, trong nhận thức của nhiều người Việt Nam, thương hiệu Honda cho dòng sản phẩm xe máy thường được cảm nhận và liên tưởng tới sự bền bỉ, dễ sử dụng, dễ sửa chữa và thật sự thông dụng. Trong khi đó, tên thương hiệu Honda lại mang lại vẻ lịch lãm và sang trọng hơn. Tuy nhiên, với một thương hiệu mới xuất hiện lần đầu trên thị trường sẽ khó tạo được động cơ tích cực cho khách hàng, vì thế các bước đặt tên thương hiệu vô cùng quan trọng để tạo sự tích cực và được chấp nhận trên thị trường. 

Quy trình đặt tên thương hiệu Honda

Quy trình đặt tên thương hiệu Honda

2.4. Để Lại Dấu Ấn Sâu Sắc Trong Tâm Trí Khách Hàng

Khách hàng sẽ lựa chọn thương hiệu thông qua sự cảm nhận của mình. Thông qua tên thương hiệu, khách hàng có được những ấn tượng và hình ảnh nhất định về sản phẩm của doanh nghiệp, từ đó tạo động lực để lựa chọn thương hiệu của bạn thay vì lựa chọn thương hiệu của đối thủ cạnh tranh.  

Khi khách hàng lựa chọn sản phẩm mang một thương hiệu nào đó nghĩa là họ đã chấp nhận và gửi gắm lòng tin vào tên thương hiệu đó. Đặc biệt, trong thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện nay, các doanh nghiệp muốn tồn tại bền vững đều phải coi trọng việc giữ khách hàng cũ. Chính vì thế, doanh nghiệp thường đưa ra rất nhiều cam kết với khách hàng bao gồm cả những cam kết công khai và cam kết ngầm định để tạo sự cam kết giữa doanh nghiệp và khách hàng.

2.5. Là Nguồn Lực Dồi Dào Cho Các Chiến Lược Marketing

Quy trình đặt tên thương hiệu mang lại nguồn sức mạnh vững chắc cho bất kỳ doanh nghiệp nào. Một tên thương hiệu ấn tượng không chỉ gây ấn tượng tích cực với khách hàng mà còn mang lại cảm hứng sáng tạo cho bộ phận marketing. Doanh nghiệp chỉ thực sự phát triển khi tên thương hiệu trở thành niềm tự hào của mọi nhân viên, khuyến khích họ cống hiến và góp phần vào sự phát triển bền vững của công ty.

3. Quy Trình Đặt Tên Thương Hiệu

Bước 1: Phân Tích Môi Trường, Đối Thủ Cạnh Tranh 

Đây được xem là bước đầu tiên của quy trình đặt tên thương hiệu vô cùng cần thiết mà bất kỳ doanh nghiệp nào không được bỏ qua. Chức năng quan trọng của tên thương hiệu là để phân biệt giữa các thương hiệu, giữ các doanh nghiệp khác nhau.

Để làm được điều đó, bạn cần trả lời câu hỏi sau:

  • Đặc trưng của ngành là gì?
  • Lợi thế cạnh tranh của bạn và các đối thủ cạnh tranh là gì?
  • Cách đặt tên của đối thủ cạnh tranh?
  • Tên thương hiệu của đối thủ cạnh tranh sử dụng Tiếng Việt hay Tiếng Anh?
  • Thông điệp nào được truyền tải trong tên thương hiệu của đối thủ cạnh tranh?
  • Các đối thủ cạnh tranh của bạn mô tả thương hiệu và tầm nhìn của họ như thế nào?

Sau khi nghiên cứu các câu hỏi trên, bạn đã nắm rõ được bối cảnh thực tế của ngành mà thương hiệu mới của bạn đang thâm nhập, điều này sẽ giúp ích cho các bước tiếp theo của quy trình đặt tên thương hiệu.

Bước 2: Định Hướng Phương Án Thiết Kế, Sáng Tạo

Bước tiếp theo, bạn cần thu thập dữ liệu từ khách hàng và quá trình phân tích cạnh tranh để tóm tắt thành bản định hướng sáng tạo. Các dữ liệu càng kỹ lưỡng về bối cảnh, sản phẩm – dịch vụ, định vị thương hiệu, các giới hạn sáng tạo sẽ là nền tảng để quy trình đặt tên thương hiệu hiệu quả hơn.

Bước 3: Sáng Tác Tên Thương Hiệu

Ở bước này cần tới sự sáng tạo để đưa ra các phương án tốt nhất và là thời điểm để quá trình Brainstorming được thực hiện và càng nhiều sự lựa chọn càng tốt. Sau đó là quá trình chọn lọc ra phương án phù hợp nhất với định hướng sáng tạo ban đầu của doanh nghiệp. Bạn cần lựa chọn một list danh sách 10 phương án cho tên thương hiệu của bạn. 

Bước 4: Tiến Hành Kiểm Tra Khả Năng Đăng Ký Nhãn Hiệu, Doanh Nghiệp

Việc đăng ký nhãn hiệu trong quy trình đặt tên thương hiệu là rất quan trọng đối với doanh nghiệp và cần đến sự hợp tác với luật sư. Vì nếu không đăng ký bảo hộ bạn có thể sẽ bị mất tên thương hiệu và tay những đối tượng khác đã đăng ký tên thương hiệu trước bạn. Bạn cần thực hiện tra cứu trên cơ sở dữ liệu chuyên ngành cũng như kiểm tra trực tiếp thông qua các mối quan hệ nghề nghiệp để biết chắc bạn có thể đăng ký tên thương hiệu này với khả năng thành công cao nhất.

Bước 5: Đánh Giá Khả Năng Ứng Dụng Tên Thương Hiệu Trong Thực Tế

Bước cuối cùng trong quy trình đặt tên thương hiệu là đánh giá khả năng ứng dụng tên thương hiệu trong thực tế. Tên thương hiệu cần được kiểm tra về khả năng ứng dụng thực tế và hiệu ứng đối với công chúng thông qua các mẫu thiết kế logo hay slogan,.. Và tên thương hiệu cần được đặt trong bao bì, ấn phẩm trên website hay mẫu quảng cáo,…

4. Một Số Điều Cần Lưu Ý Trong Quy Trình Đặt Tên Thương Hiệu 

Để tạo nên một tên thương hiệu ấn tượng chứa đựng ý nghĩa sâu sắc bạn cần lưu ý một số điều  trong quy trình đặt tên thương hiệu:

  • Sự khác biệt: Thương hiệu của bạn cần là duy nhất, đáng nhớ và thật sự nổi bật so với đối thủ cạnh tranh, giúp phân biệt dễ dàng giữa bạn và các đối thủ.
  • Tên thương hiệu phải có ý nghĩa: Tên thương hiệu truyền tải giá trị cốt lõi của thương hiệu, giúp khách hàng hình dung được hình ảnh về sản phẩm và tạo dựng cảm xúc tích cực đối với người tiêu dùng.
  • Dễ phát âm: Một tên thương hiệu khó nhớ, khó đọc, khó phát âm sẽ khiến khách hàng khó nhớ. Hãy tạo một tên thương hiệu dễ phát âm để khách hàng có thể thường xuyên nhắc đến bạn.
  • Đăng ký bảo hộ thương hiệu: Đây là nhiệm vụ đầu tiên bạn cần thực hiện để bảo vệ thương hiệu của bạn tránh khỏi những rắc rối liên quan đến vấn đề pháp lý. Khi xảy ra tranh chấp, hoạt động kinh doanh không lành mạnh thì đây chính là cơ sở để cơ quan nhà nước có thẩm quyền hỗ trợ pháp nhân bảo vệ quyền lợi hợp pháp.
  • Phù hợp với sản phẩm, doanh nghiệp, dễ phát triển: Tên thương hiệu sẽ gắn liền với quá trình phát triển của doanh nghiệp vì vậy quy trình đặt tên thương hiệu phù hợp với những định hướng phát triển lâu dài của doanh nghiệp.

5. iMedia Agency – Đơn vị cung cấp Dịch vụ Tư vấn chiến lược Marketing tổng thể dẫn đầu thị trường

Nhờ lòng tin và sự yêu quý từ quý đối tác khách hàng, iMedia tự hào là Agency của sự Uy tín – Tận tâm – Chất lượng cung cấp dịch vụ Tư vấn chiến lược Marketing tổng thể. Với hơn 4 năm kinh nghiệm tư vấn giải pháp Marketing tổng thể TỐI ƯU NHẤT cho doanh nghiệp và trực tiếp tư vấn chiến lược thương hiệu cho 200+ doanh nghiệp lớn, tổ chức trong và ngoài nước, chúng tôi hiểu rằng một chiến lược Marketing bài bản và hiệu quả, được đầu tư chất xám từ những nhân sự có nhiều năm kinh nghiệm sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu và tiết kiệm được chi phí và tập trung thực hiện những kế hoạch về doanh thu, gia tăng giá trị thương hiệu trên thị trường.

Để tạo dựng quy trình tên thương hiệu không phải việc dễ dàng với các doanh nghiệp. Nhưng một tên thương hiệu tốt sẽ giúp ích rất nhiều cho quá trình phát triển của doanh nghiệp bạn. Hy vọng bài viết này s cung cấp cho bạn những kiến thức thương hiệu hữu ích về quy trình đặt tên thương hiệu. Ngoài ra, nếu bạn có nhu cầu Tư vấn chiến lược Marketing tổng thể hiệu quả, tối ưu chi phí thì hãy liên hệ với iMedia Agency nhé! Chúng tôi rất hân hạnh được hợp tác với bạn!  

IMEDIA AGENCY | Công ty Truyền Thông
Hotline: (+84) 963 61 6283
Văn phòng Hà Nội: Tầng 19, Tòa nhà 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Email: info@imedia.vn
Website: imedia.vn

 



iMedia Agency

iMedia Agency – Giải pháp toàn diện cho doanh nghiệp, từ tư vấn chiến lược thương hiệu đến giải pháp truyền thông thương hiệu. Chúng tôi giúp doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh với đối thủ dựa trên chiến lược dài hạn của iMedia Agency và xây dựng giá trị thương hiệu bền vững.
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Thương hiệu của bạn chưa đủ
nổi bật và khác biệt so với đối thủ

Mong muốn của bạn sẽ được giải quyết bằng phương án sáng tạo và thực tiễn nhất.

    GỌI TƯ VẤN: 0963.61.6283