7 Nguyên Tắc Đặt Tên Thương Hiệu Nâng Cao Vị Thế Của Bạn
Việc đặt tên thương hiệu là một trong những bước quan trọng nhất trong quá trình xây dựng thương hiệu. Một cái tên hay không chỉ giúp doanh nghiệp nổi bật giữa đám đông mà còn tạo dựng được mối liên hệ chặt chẽ với khách hàng. Trong bài viết này, hãy cùng iMedia khám phá 7 nguyên tắc đặt tên thương hiệu giúp nâng cao vị thế của bạn trên thị trường.
1. Tên Thương Hiệu Hay Và Độc Đáo Phải Đáp Ứng Được Những Tiêu Chí Nào?
Một tên thương hiệu hay và độc đáo không chỉ là biểu tượng nhận diện mà còn chứa đựng những giá trị sâu sắc, gắn kết với cảm xúc của khách hàng. Để đạt được điều này, tên thương hiệu cần đáp ứng một số tiêu chí quan trọng sau đây:
1.1. Phải Có Ý Nghĩa
Một trong những quy tắc đặt tên thương hiệu để nâng cao vị thế doanh nghiệp là luôn thể hiện, gắn kết được với những giá trị và chứa đựng ý nghĩa sâu sắc. Tên thương hiệu cần truyền đạt đến khách hàng giá trị nào đó, khơi gợi hình ảnh kết nối những cảm xúc tích cực, gắn kết giữa doanh nghiệp với khách hàng. Tuy nhiên, nguyên tắc đặt tên thương hiệu cũng cần đáp ứng những giá trị cảm nhận và phù hợp với những yếu tố văn hóa của cả thị trường đích và cộng đồng mà doanh nghiệp hướng tới.
Mọi cái tên thương hiệu đều có nguyên nhân ra đời và hàm chứa trong nó những ý nghĩa nhất định xuất phát từ ý đồ của chủ sở hữu thương hiệu. Nguyên tắc đặt tên thương hiệu là làm sao để tên thương hiệu đó truyền tải hết những ý nghĩa, những giá trị đến với công chúng và khách hàng là việc không đơn giản.
1.2. Khác Biệt Với Đối Thủ Cạnh Tranh
Một trong những tiêu chí quan trọng nguyên tắc đặt tên thương hiệu là khác biệt với đối thủ cạnh tranh, vì thế nguyên tắc đặt tên sản phẩm của thương hiệu cần đảm bảo trước hết là khả năng nhận biết và phân biệt với các đối thủ cạnh tranh của bạn. Sự khác biệt giúp thúc đẩy nhận thức thương hiệu dễ dàng hơn cũng như là cầu nối giữa khách hàng và doanh nghiệp của bạn.
Yếu tố tạo nên tên thương hiệu khác biệt là yêu cầu về tính độc đáo và hấp dẫn. Trước hết, tên thương hiệu tạo ra lực hấp dẫn nhất định, từ đó tạo khả năng ghi nhớ cao hơn cho thương hiệu. Ví dụ, thương hiệu sữa “Ông Thọ”, sữa “Cô gái Hà Lan”.
Những tên thương hiệu có khả năng nhận biết và phân biệt thấp thường sẽ phải đối mặt với những tình huống tranh chấp thương hiệu hoặc gây khó khăn cho khách hàng khi nhận diện. Vì thế, thường rất dễ bị nghi ngờ về tính trung thực của thương hiệu và chất lượng thực sự của các sản phẩm mang tên thương hiệu. Trên thực tế, việc các thương hiệu khó nhận diện và phân biệt do nguyên tắc đặt tên thương hiệu không phải là hiếm gặp tại rất nhiều khu vực thị trường như: Thương hiêu ChocoPie, ChocoPic, ChocoPai,…
1.3. Dễ Đọc, Dễ Hiểu
Với mục đích tạo ra những yếu tố để nhận biết và phân biệt thương thương hiệu và góp phần tạo dựng bản sắc thương hiệu, hình thành các điểm tiếp xúc thương hiệu, nguyên tắc đặt tên thương hiệu cần tính đến tiêu chí sao che đơn giản, dễ đọc, dễ hiểu và dễ sử dụng trên các phương tiện và môi trường khác nhau.
Tên thương hiệu càng khó đọc thì sẽ càng khó nhớ, tên càng dài thì thường càng khó đọc và cũng khó ghi nhớ. Nguyên tắc đặt tên thương hiệu sẽ ảnh hưởng đến khả năng truyền thông của thương hiệu. Ví dụ, các thương hiệu của Việt nam được xem là khó đọc tại các thị trường nước ngoài như Thượng Đình, Hương Nguyên và ngay cả Trung Nguyên Legend.
1.4. Đăng Ký Bảo Hộ Được
Quy tắc đặt tên thương hiệu phải có khả năng đăng ký bảo hộ, đăng ký nhãn hiệu, đăng ký tên miền (bảo hộ cả về mặt pháp lý và ý thức chung). Khi tên thương hiệu thiếu khả năng nhận biết và phân biệt, thương hiệu có thể sẽ bị nhầm lẫn trong tên thương hiệu của các đối thủ cạnh tranh khác, thậm chí khó khăn trong việc đăng ký bảo hộ các thành tố thương hiệu (bao gồm tên thương hiệu), phát sinh những tranh chấp đối với thương hiệu.
1.5. Minh Chứng Cho Tương Lai
Tên thương hiệu có thể phát triển cùng với doanh nghiệp và duy trì mức độ liên quan và được điều chỉnh cho các sản phẩm và phần mở rộng thương hiệu khác nhau
Ví dụ, nguyên tắc đặt tên thương hiệu SamSung gắn liền với các dòng sản phẩm Samsung Galaxy Z Fold 3, Samsung Galaxy Z Flip 3 5G Flex Your Way, Samsung Galaxy Note 20.
1.6. Bao Gồm Yếu Tố Trực Quan
Nguyên tắc đặt tên thương hiệu của bạn có thể truyền đạt qua các thiết kế, bao gồm các biểu tượng, logo, màu sắc. Trên những môi trường và vật liệu khác nhau, tên thương hiệu khó thể hiện qua các đường nét đồ họa, các họa tiết cấu thành và việc sử dụng màu sắc của logo sẽ làm cho hệ thống nhận diện trở nên phức tạp, khó nhận biết và ghi nhớ, thể hiện.
2. Các Nguyên Tắc Đặt Tên Thương Hiệu
Khi đã nắm rõ những tiêu chí cơ bản, việc áp dụng các nguyên tắc đặt tên thương hiệu sẽ giúp bạn định hình và tối ưu hóa cái tên của mình. Dưới đây là những nguyên tắc không chỉ tạo ra sự khác biệt mà còn giúp thương hiệu dễ dàng ghi dấu ấn trong tâm trí khách hàng.
2.1. Gắn Liền Với Ngành Nghề Mà Doanh Nghiệp Đang Hoạt Động
Để khách hàng dễ dàng nhớ đến thương hiệu của bạn, trước tiên hãy liên kết tên thương hiệu với lĩnh vực kinh doanh. Tên thương hiệu gần gũi với ngành nghề sẽ giúp khách hàng dễ dàng liên tưởng đến sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn cung cấp. Nguyên tắc đặt tên hàng giúp ích trong việc truyền thông mà còn hỗ trợ việc ghi nhớ nhanh chóng, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các chiến dịch SEO và quảng bá thương hiệu.
Ví dụ, trong lĩnh vực marketing thương hiệu SEONGON đã sử dụng cái tên hoàn hảo gắn liền với dịch vụ SEO tổng thể giúp khách hàng dễ dàng liên tưởng đến đơn vị chuyên tư vấn và triển khai hoạt động quảng cáo hàng đầu tại Việt Nam.
2.2. Định Hướng Đến Thị Trường Và Khách Hàng Mục Tiêu
Một nguyên tắc đặt tên thương hiệu khá hiệu quả là định hướng đến thị trường và khách hàng mục tiêu. Bởi thị trường và khách hàng đóng vai trò quan trọng trong việc đặt tên thương hiệu. Do đó, việc xác định thị trường mục tiêu và phân khúc khách hàng là rất cần thiết. Đối với thị trường bình dân, tên thương hiệu nên đơn giản và dễ nhớ, giúp khách hàng dễ dàng ghi nhớ chỉ với một lần lướt qua. Ngược lại, nếu bạn nhắm đến đối tượng khách hàng mục tiêu ở phân khúc cao cấp, tên thương hiệu cần truyền tải cảm giác sang trọng và đẳng cấp. Đối với các thị trường nước ngoài, tên thương hiệu cũng cần khác biệt so với thị trường Việt Nam. Doanh nghiệp cần tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng về khách hàng và thị trường để chọn lựa nguyên tắc đặt tên thương hiệu và tìm ra cái tên phù hợp nhất.
2.3. Chọn Lọc Ra Những Cái Tên Nổi Trội
Việc đặt tên thương hiệu hoàn hảo cho doanh nghiệp không phải là điều đơn giản, tuy nhiên bạn hãy tham khảo các bước sau để việc thực hiện chọn cái tên nổi bật trở nên dễ dàng hơn:
- Bước 1: Lập ra danh sách 10-20 cái tên ấn tượng gắn liền với doanh nghiệp của bạn
- Bước 2: Hãy trả lời những câu hỏi sau và thu hẹp danh sách còn từ 3-5 cái tên
- Tên thương hiệu đáp ứng được sự thay đổi của thị trường
- Tên thương hiệu đáp ứng được sự mở rộng quy mô của doanh nghiệp, phù hợp với xu hướng mới.
- Bước 3: Xem xét kỹ lưỡng và nhờ sự giúp đỡ của các chuyên gia hỗ trợ để chọn được cái tên hoàn hảo cho thương hiệu của bạn.
2.4. Có Yếu Tố Khác Biệt Hóa
Yếu tố độc đáo, khác biệt hóa trong nguyên tắc đặt tên thương hiệu là chìa khóa giúp doanh nghiệp bạn tồn tại trong thị trường đầy cạnh tranh. nếu bạn không tạo dựng được sự nổi bật, doanh nghiệp có thể gặp khó khăn. Một tên thương hiệu độc đáo sẽ giúp bạn thu hút hơn so với đối thủ. Hãy quan sát những thương hiệu lớn để tìm ra điểm khác biệt, từ đó phát triển một lối đi riêng. Điều này không chỉ giúp thương hiệu của bạn dễ dàng ghi dấu trong tâm trí khách hàng mà còn tạo sự kết nối bền chặt hơn.
2.5. Đơn Giản, Ngắn Gọn, Dễ Đi Sâu Vào Trí Nhớ
Sự khác biệt trong tên thương hiệu không nhất thiết phải phức tạp. Nguyên tắc đặt tên thương hiệu đơn giản và dễ nhớ sẽ hiệu quả hơn. Tránh những tên dài dòng hay khó phát âm; tốt nhất nên chọn tên từ 2 đến 3 âm tiết. Những tên bắt đầu bằng các chữ cái dễ nhớ như A, I, O, E thường dễ được ghi nhớ. Ngoài ra, tên thương hiệu nên dễ đọc và phát âm, bất kể là tiếng Việt hay tiếng nước ngoài. Khi khách hàng có thể đọc và nhớ, thương hiệu sẽ được khắc sâu vào tâm trí họ.
2.6. Phải Bảo Hộ Được
Tên thương hiệu không chỉ cần dễ nhớ và khác biệt; tính bảo hộ cũng rất quan trọng. Bạn phải đảm bảo rằng nguyên tắc đặt tên thương hiệu có thể được bảo vệ pháp lý, tránh tình trạng bị sao chép. Điều này giúp doanh nghiệp tránh những rủi ro không đáng có. Nếu cần thiết, hãy xem xét các phương án bảo hộ khác, chẳng hạn như sử dụng hình ảnh thay vì chỉ dựa vào tên.
2.7. Có Kèm Theo Tên Miền Có Sẵn
Một trong những nguyên tắc đặt tên thương hiệu hãy đảm bảo rằng tên miền tương ứng cũng có sẵn. Hầu hết các website đều lấy tên miền theo tên thương hiệu. Nếu không đăng ký tên miền ngay, bạn có thể gặp khó khăn trong việc phát triển thương hiệu. Đừng quên đăng ký tên miền sớm để tránh tình trạng bị người khác mua mất.
3. iMedia Agency – Đơn vị cung cấp Dịch vụ Tư vấn chiến lược Marketing tổng thể dẫn đầu thị trường
Nhờ lòng tin và sự yêu quý từ quý đối tác khách hàng, iMedia tự hào là Agency của sự Uy tín – Tận tâm – Chất lượng cung cấp dịch vụ Tư vấn chiến lược Marketing tổng thể. Với hơn 4 năm kinh nghiệm tư vấn giải pháp Marketing tổng thể TỐI ƯU NHẤT cho doanh nghiệp và trực tiếp tư vấn chiến lược thương hiệu cho 200+ doanh nghiệp lớn, tổ chức trong và ngoài nước, chúng tôi hiểu rằng một chiến lược Marketing bài bản và hiệu quả, được đầu tư chất xám từ những nhân sự có nhiều năm kinh nghiệm sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu và tiết kiệm được chi phí và tập trung thực hiện những kế hoạch về doanh thu, gia tăng giá trị thương hiệu trên thị trường.
Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức thương hiệu hữu ích về nguyên tắc đặt tên thương hiệu. Ngoài ra, nếu bạn có nhu cầu Tư vấn chiến lược Marketing tổng thể hiệu quả, tối ưu chi phí thì hãy liên hệ với iMedia Agency nhé! Chúng tôi rất hân hạnh được hợp tác với bạn!
IMEDIA AGENCY | Công ty Truyền Thông
Hotline: (+84) 963 61 6283
Văn phòng Hà Nội: Tầng 19, Tòa nhà 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Email: info@imedia.vn
Website: imedia.vn