6 Cách Đặt Tên Thương Hiệu Đồ Ăn Hay, Hấp Dẫn
Cách đặt tên thương hiệu đồ ăn là nguyên tắc cơ bản các nhà hàng cần chú trọng không chỉ giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm địa điểm, chủ đề món ăn và lịch sử nhà hàng mà còn thu hút khách hàng. Hãy cùng iMedia tổng hợp một số bí quyết giúp bạn tìm ra cách đặt tên thương hiệu đồ ăn ấn tượng mang dấu ấn riêng không trộn lẫn với bất kỳ đối thủ nào nhé!
1. Những Lưu Ý Khi Đặt Tên Thương Hiệu Đồ Ăn
Trước khi nghĩ tới việc đặt tên thương hiệu đồ ăn ấn tượng và ý nghĩa thì trước hết cần lưu ý những nguyên tắc sau đây để tạo dấu ấn riêng biệt cho thương hiệu đồ ăn của bạn.
1.1. Tên Thương Hiệu Đồ Ăn Cần Ngắn Gọn, Dễ Đọc, Dễ Nhớ
Việc lựa chọn một cái tên ngắn gọn, dễ đọc và dễ viết có thể giúp nhà hàng của bạn ghi dấu ấn lâu dài trong tâm trí khách hàng. Cách đặt tên thương hiệu đồ ăn dễ nhớ sẽ làm cho khách hàng dễ dàng giới thiệu nhà hàng với bạn bè, tìm kiếm hoặc chia sẻ thông tin về nhà hàng qua các nền tảng xã hội.
- Dễ đọc: Tùy theo yêu cầu của khách hàng cũng như phong cách thương hiệu đồ ăn, có thể chọn tên bằng Tiếng Việt hoặc Tiếng nước ngoài.
- Dễ nhớ: Để đảm bảo tên thương hiệu dễ nhớ, bạn nên giới hạn độ dài của tên không vượt quá 5 từ như Nhất Nướng, Lẩu Phan,…
- Dễ viết: Hãy chọn những tên không gặp phải vấn đề lặp lại dấu khi gõ bằng bộ gõ Tiếng Việt để tránh gây khó khăn cho việc tìm kiếm thương hiệu đồ ăn của bạn.
- Lặp lại vần điệu: Việc lặp lại âm điệu trong tên cũng là một cách hiệu quả như có nguyên âm a, i, o, e để tạo ra sự dễ nhớ và dễ đọc.
1.2. Lựa Chọn Tên Thương Hiệu Đồ Ăn Có Thể Được Bảo Hộ
Khi lựa chọn tên thương hiệu cho cửa hàng, việc đảm bảo rằng tên này có thể đăng ký bảo hộ là điều quan trọng, đặc biệt nếu bạn có kế hoạch mở rộng và duy trì sự phát triển lâu dài. Đối với những cửa hàng nhỏ, điều này có thể không phải là một ưu tiên hàng đầu, nhưng nếu bạn dự định xây dựng một chuỗi cửa hàng hoặc mở rộng quy mô doanh nghiệp, việc chọn một tên có thể được bảo hộ về mặt pháp lý sẽ là một quyết định sáng suốt.
Khi doanh nghiệp của bạn phát triển và trở nên thành công hơn, một tên thương hiệu được bảo hộ sẽ giúp bạn bảo vệ quyền lợi pháp lý, giảm thiểu nguy cơ bị sao chép hoặc làm giả thương hiệu của bạn. Điều này không chỉ giúp bảo vệ danh tiếng của doanh nghiệp mà còn tạo sự an tâm khi bạn mở rộng hoạt động kinh doanh của mình.
Chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh nổi tiếng thế giới Burger King bị buộc phải đổi thành “Hungry Jack’s” tại thị trường Úc. Bởi khi hoạt động ở thị trường này, một đối thủ khác tại Adelaide đã được đăng ký và bảo hộ bằng tên Burger King. Vì thế, để tiếp tục hoạt động ở thị trường Úc, Burger King bắt buộc lựa chọn tên Hungry Jack’s để có thể được bảo hộ.
1.3. Đặt Tên Thương Hiệu Đồ Ăn Không Gây Liên Tưởng Tiêu Cực
Khi đặt tên thương hiệu, việc tránh các lỗi về âm thanh và ý nghĩa là rất quan trọng để không khiến khách hàng liên tưởng đến những hình ảnh tiêu cực, nhạy cảm hoặc không may mắn. Với cách đặt tên thương hiệu đồ ăn bằng tiếng nước ngoài, hãy nghiên cứu cẩn thận ý nghĩa của từ ngữ đó và có thể chọn cái tên đơn giản với các chữ cái dễ đọc khi phiên âm sang Tiếng Việt. Một từ có thể mang ý nghĩa tích cực ở một quốc gia nhưng lại có nghĩa tiêu cực ở quốc gia khác. Điều này có thể dẫn đến tình huống không mong muốn khi tên thương hiệu của bạn bị hiểu lầm hoặc tạo ra sự phản cảm.
1.4. Tạo Sự Khác Biệt Cho Tên Thương Hiệu Đồ Ăn Của Bạn
Trong lĩnh vực kinh doanh, cách đặt tên thương hiệu đồ ăn trùng lặp hoặc quá giống với tên của đối thủ cạnh tranh có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng. Khách hàng có thể dễ dàng nhầm lẫn giữa cửa hàng của bạn và cửa hàng của đối thủ, dẫn đến việc bạn mất khách hàng và ảnh hưởng đến doanh thu.
Khi đặt tên thương hiệu, bạn nên tránh chọn những cách đặt tên thương hiệu đồ ăn giống hoặc tương tự như của các đối thủ, bao gồm cả việc sử dụng các yếu tố mà họ đã áp dụng. Sự khác biệt rõ ràng trong tên thương hiệu sẽ giúp bạn xây dựng danh tiếng riêng và tránh những rắc rối không cần thiết.
2. 6 Cách Đặt Tên Thương Hiệu Đồ Ăn Hay, Ấn Tượng
2.1. Đặt Tên Thương Hiệu Theo Địa Danh
Một trong những cách đặt tên thương hiệu đồ ăn theo địa danh cũng là một cách tạo được ấn tượng thu hút khách hàng, đặc biệt với các thương hiệu đang kinh doanh ẩm thực mang đặc trưng vùng miền. Mỗi một địa danh gắn liền với một đặc sản hoặc một nét văn hóa ẩm thực riêng biệt như Lươn Nghệ An, Phở Thìn bờ Hồ, Bánh mì Hội An,…
2.2. Đặt Tên Thương Hiệu Đồ Ăn Theo Tên Viết Tắt
Rất nhiều ông lớn trong kinh doanh ẩm thực đã sử dụng cách đặt tên này cho thương hiệu của mình. Thông thường, cách đặt tên thương hiệu đồ ăn này thường đi kèm với lĩnh vực kinh doanh như KFC, Kichi Kichi,… Dùng từ viết tắt để đặt tên nhà hàng khá dễ dàng và cũng chứa đựng ý nghĩa nâng tầm thương hiệu và có vần điệu dễ nghe, dễ hình dung.
2.3. Đặt Tên Thương Hiệu Theo Tên Tiếng Nước Ngoài
Cách đặt tên thương hiệu đồ ăn bằng tên tiếng nước ngoài – chiến lược sáng suốt để thương hiệu của bạn phù hợp với khách hàng mục tiêu là người nước ngoài. Các thương hiệu đồ ăn chỉ cần thấu hiểu khách hàng mục tiêu và đặt một cái tên giúp khách hàng dễ dàng nhận ra và chọn lựa dựa theo nhu cầu của mình. Đó có thể là tên gắn liền với các món Âu, món Thái, món Trung,..
Ví dụ như: Nhà hàng Dimsum, Meiwei, Luk Chew HongKong, Hotpot Story,…
2.4 Đặt Tên Thương Hiệu Theo Quy Mô
Quy mô có thể về không gian sức chứa, quy mô về sự đa dạng các loại hình ẩm thực món ăn hay quy mô về số cơ số chuỗi nhà hàng. Cách đặt tên thương hiệu đồ ăn dựa vào quy mô của nhà hàng như sau:
- Các nhà hàng quy mô lớn về nguyên liệu như: Thế giới hải sản, Hải sản Biển Đông, Woo Thế giới hàu, Vườn Ốc Wongnai
- Quy mô về mức độ sang trọng như: Shang Palace, Sài Gòn Phố Palace, Huế Place,…
- Hay các nhà hàng gợi nhớ tới các quy mô không gian nhỏ nhưng rất gần gũi thân thương như: Góc Hà Nội, Hẻm quán, Tiệm cơm café hoa giấy,…
2.5. Đặt Tên Thương Hiệu Có Ý Nghĩa
Tên thương hiệu có ý nghĩa là cái tên ẩn chứa trong đó những câu chuyện, những trải nghiệm mà khi được kể ra, thực khách sẽ cảm thấy có sự đồng cảm sâu sắc.
Ví dụ, quán phở của Chi Pu nằm tại số 425 đường Diên Bình, quận Tĩnh An, Thượng Hải, mở cửa từ tháng 10/2023. Cách đặt tên thương hiệu đồ ăn tiếng Trung là 竿竿粉 và tiếng Anh là ‘La Ganh’, chủ quán Chi Pu đã giải thích rằng tên này chỉ những chiếc ‘đòn gánh’ quen thuộc trên đường phố Việt Nam. Khi đến gần quán La Ganh, giúp thực khách cảm nhận mùi thơm dịu nhẹ quen thuộc của phở.
2.6. Đặt Tên Tạo Sự Thân Thiện, Gần Gũi, Dễ Chịu
- Các tên có chứa các từ ngữ gắn liền với sự dân dã, mộc mạc. Ví dụ: Quán Quê, Nhà hàng Gió mới, Quán bụi,…
- Cách đặt tên thương hiệu đồ ăn gắn với tên tuổi, thương hiệu cá nhân. Ví dụ: Nhà hàng Dì mai, Cơm gà bà Buội,…
- Các tên gắn liền với các tính từ tốt mang lại cảm giác thoải mái, tạo tâm lý tích cực cho khách hàng như: Nhà hàng Đại Phát, Quán ăn Trường Thọ,…
- Các tên có chứa các từ ngữ tạo sự tin cậy như Phở Thìn gia truyền Hà Nội, Quán ngon phố cổ,…
3. iMedia Agency – Đơn vị cung cấp Dịch vụ Tư vấn chiến lược Marketing tổng thể dẫn đầu thị trường
Nhờ lòng tin và sự yêu quý từ quý đối tác khách hàng, iMedia tự hào là Agency của sự Uy tín – Tận tâm – Chất lượng cung cấp dịch vụ Tư vấn chiến lược Marketing tổng thể. Với hơn 4 năm kinh nghiệm tư vấn giải pháp Marketing tổng thể TỐI ƯU NHẤT cho doanh nghiệp và trực tiếp tư vấn chiến lược thương hiệu cho 200+ doanh nghiệp lớn, tổ chức trong và ngoài nước, chúng tôi hiểu rằng một chiến lược Marketing bài bản và hiệu quả, được đầu tư chất xám từ những nhân sự có nhiều năm kinh nghiệm sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu và tiết kiệm được chi phí và tập trung thực hiện những kế hoạch về doanh thu, gia tăng giá trị thương hiệu trên thị trường.
Trên đây là tổng hợp các cách đặt tên thương hiệu đồ ăn. Hy vọng bài viết sẽ giúp có thêm vài ý tưởng riêng cho quán. Lưu ý trong các bí quyết trên, bạn có thể kết hợp hai hay nhiều bí quyết để đưa ra một cái tên của riêng quán bạn.
IMEDIA AGENCY | Công ty Truyền Thông
Hotline: (+84) 963 61 6283
Văn phòng Hà Nội: Tầng 19, Tòa nhà 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Email: info@imedia.vn
Website: imedia.vn